Người già ho nhiều về đêm nên làm gì để khắc phục

Người già ho nhiều về đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người khó chịu, mệt mỏi. Chưa kể, ho nhiều về đêm có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Tốt nhất, người cao tuổi nên quan sát để có phương hướng xử trí đúng.

Ho là một phản xạ giúp tống các vật lạ, vi sinh vật gây hại ra khỏi đường hô hấp. Nhưng ho cũng là một chứng biểu khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho kéo dài thường gây khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe của người cao tuổi.


Biểu hiện và nguyên nhân gây ho ở người lớn tuổi

Trong cuộc sống, bạn có thể bắt gặp nhiều loại ho khác nhau như ho khan, ho có đờm, ho mạn tính… Thông tường, ho khan hay gặp trong trường hợp như viêm họng, viêm phế quản khởi phát. Sau vài ba ngày, do niêm mạc họng bị sưng nề thì triệu chứng ho có thể sẽ khác đi và có sự xuất tiết niêm mạc, nên xuất hiện đờm. Thường thì ho có đờm là trường hợp viêm họng chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Nguyên nhân khiến người già ho nhiều về đêm có thể kể đến như: hen suyễn, thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm môi trường, hay một số bệnh thuộc đường hô hấp như viêm phế quản, khí quản…

Một nguyên gây ho ở người già mà rất dễ bỏ sót đó là chứng trào ngực dạ dày – thực quản. Đây là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau có thể gây đau xương ức, ợ hơi, ợ chua, đầy hơi và ho kéo dài. Ho kéo dài trong trào ngược dạ dày là do tác động của dịch vị từ dạ dày trào ngược lên niêm mạc đường hô hấp, gây kích ứng và làm tổn thương.

Vậy người già ho nhiều về đêm nên làm gì?


Khi bị ho nhiều vào ban đêm, trước hết, cần bình bĩnh không nên quá lo lắng, nếu cần thì nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời nếu có gì đó bất thường.

Tuy nhiên, để phòng ngừa tình trạng ho nhiều về ban đêm, thì nên:
  • Tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột, giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
  • Lau khô, làm ấm cơ thể nếu bị dính mưa
  • Tắm nước ấm để tạo cảm giác thư giãn trước khi ngủ
  • Người lớn tuổi dễ bị mất ngủ, kéo theo đó là sức đề kháng suy giảm. Vì vậy, hãy cố gắn giữ giấc ngủ trong đêm, tránh tiếng ồn hoặc uống 1 ly sữa ấm trước khi ngủ có thể giúp giấc ngủ được sâu hơn.
  • Đi bộ thong thả mỗi buổi chiều khoảng 20 phút
  • Nên ăn nhiều khoai, mướp, khổ qua, xà lách… để giúp hấp thu tryptophan, rất có lợi cho giấc ngủ của người lớn tuổi.

Một lưu ý nữa, vì ho không phải là bệnh, mà nó một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Nên khi bị ho kéo dài, chưa biết nguyên nhân thì không nên tự ý mua thuốc tây về uống. Nếu cơn ho do thời tiết, hay ho khan, ho có đờm, bạn có thể sử dụng các loại dược phẩm Đông y trị ho được trích ly từ các thành phần thảo dược thiên nhiên như Thiên môn đông, Cát cánh, Sa sâm, Sài hồ, Bối mẫu & Tỳ bà diệp.


Đây là những dược chất có trong Thiên Môn Bổ Phổi của Đông Dược Bình Đông. Với sự kết hợp của 11 loại thảo dược khác nhau, trong đó chủ vị là Thiên môn đông (chiếm 15%) – có tác dụng lọc phổi, bổ phổi, giảm ho hiệu quả. Phụ vị là Tỳ bà diệp, Sa sâm, Cát cánh – đây đều là những thảo dược hỗ trợ trị viêm phế quản, giảm đau họng, ho khan. Tá dược hỗ trợ như sài hồ, trần bì – giải nhiệt, kháng khuẩn, cải thiện giấc ngủ. Cùng với đó là 2 thảo mộc được xem là chất dẫn bổ trợ trị ho, hen suyễn gồm có bạc hà và ngũ vị tử.

Tất cả những thảo dược này đều được chứng minh rất hiệu quả trong việc hỗ trợ và phòng ngừa các chứng ho, ho lâu ngày…Vậy nên, hãy dữ trự ít nhất 2 chai Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông trong tủ thuốc, để có thể sử dụng ngay khi mới chớm ho cũng như để phòng ngừa người già ho nhiều về đêm nhé!
Người già ho nhiều về đêm nên làm gì để khắc phục Người già ho nhiều về đêm nên làm gì để khắc phục Reviewed by Ngoc Quoc on 06:48 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.